Ngôn ngữ :  

Hướng dẫn nghiệp vụ

HÓA ĐƠN BÁN LẺ CÓ ĐƯỢC TRỪ KHI TÍNH THUẾ TNDN?
Một số bạn đi mua văn phòng phẩm, dụng cụ, đồ dùng… cho công ty có giá trị nhỏ hơn 200.000đ, khi đó các bạn đã lấy hóa đơn bán lẻ như trên và yên tâm rằng các khoản chi phí đó được trừ vào chi phí hợp lý, khi cơ quan thuế kiểm tra và loại những khoản chi phí theo hóa đơn bán lẻ nói trên, vậy bị loại như thế đúng hay sai?
1/ Theo TT39/2014/TT-BTC .Điều 18. Bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn
1.      Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
2.      Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày (mẫu số 5.6 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
3.      Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.
== > Theo khoản 1 thì người bán không phải lập hóa đơn nếu từng lần bán hàng có giá trị nhỏ hơn 200.000đ, như vậy ở đây chỉ quy định đối với người bán hàng, còn với người mua thì nếu lấy hóa đơn người bán vẫn phải lập hóa đơn mặc dù giá trị nhỏ hơn 200.000đ.
2/ Theo TT78 ( đã sửa đổi bởi TT96)
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1.      Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
2.      a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
3.      b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
4.      c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
== > Theo đó thì chỉ hóa đơn, chứng từ hợp pháp mới được tính vào chi phí hợp lý. Còn hóa đơn bán lẻ nêu trên không thể là hóa đơn hợp pháp theo TT39.
Theo đó, khi mua hàng hóa, dịch vụ mặc dù có giá trị nhỏ hơn 200.000đ các bạn vẫn phải có hóa đơn ( trừ những hàng hóa, dịch vụ được lập bảng kê 01/TNDN) thì chi phí mới được tính vào chi phí hợp lý. Còn hóa đơn bán lẻ như trên sẽ bị loại chi phí khi tính thuế TNDN các bạn nhé.
Chúc các bạn thành công.